Nội dung Những kẻ thiện tâm

Maximilien Aue, cựu sĩ quan SS hiện đang là giám đốc một nhà máy sản xuất đăng ten ở một thành phố miền Bắc nước Pháp. Maximilien Aue có một cuộc sống ổn định bên cạnh vợ con. Hắn tự nhận mình là "một nhà máy sản xuất kỷ niệm thực sự" và viết lại câu chuyện cuộc đời mình. Với tư cách là người trong cuộc, nhân vật chính không tìm cách tự chứng minh hay giải thích cho những hành động của mình, nhưng hắn nhấn mạnh đến cuộc sống của những tên đao phủ và khẳng định rằng số phận đó có thể là số phận của tất cả những ai mà Maximilien gọi là "những anh em con người".

Độc giả theo bước chân Aue đến mặt trận phía Đông ở Ukraina tại vùng Caucase và Krym. Tác giả miêu tả những cuộc thảm sát người Do Thái và những người Bolshevik công khai ở phía sau mặt trận. Hắn phạm một số sai lầm và bị cấp trên chuyển tới nhận trách nhiệm tại Stalingrad - nơi Aue đã bị một viên đạn bắn xuyên qua đầu nhưng đã thoát chết như có một phép màu. Sau biến cố này, hắn được cho đi dưỡng thương ở đảo Usedom, BerlinPháp. Không ngờ rằng vào đúng những ngày đó, mẹ và dượng của Aue đã bị sát hại tại nhà ở Antibes.

Khi hồi phục hoàn toàn sức khỏe, Aue tham gia vào bộ máy chính quyền của Heinrich Himmler và đóng vai trò tích cực trong việc tối đa hóa "khả năng sản xuất" của những tù nhân Do Thái. Đối với Aue, những cuộc thảm sát người Do Thái chỉ đơn giản là một sai lầm chứ không phải là một tội ác. Theo sát mỗi bước hành động của Aue là hai nhân viên mẫn cán của ngành tư pháp đi điều tra cái chết của mẹ và dượng của Aue. Những "đại diện công lý" này không ngừng theo đuổi và tìm cách bằng chứng chống lại Aue.

Cuộc chiến tranh dần đi đến hồi kết, quân đội Đức thua trận. Nhưng Aue với sự độc ác và trí thông minh của hắn đã giúp hắn tồn tại. Câu chuyện kết thúc với những bí ẩn mập mờ không được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Những kẻ thiện tâm http://www.bookforum.com/inprint/015_05/3249 http://archquo.nouvelobs.com/cgi/articles?ad=cultu... http://www.nytimes.com/2006/11/07/books/07gonc.htm... http://www.nytimes.com/2009/02/24/books/24kaku.htm... http://www.signandsight.com/features/976.html http://www.lefigaro.fr/debats/20061108.FIG00000004... http://www.lefigaro.fr/magazine/20061229.MAG000000... http://www.guardian.co.uk/books/2009/feb/22/histor... http://entertainment.timesonline.co.uk/tol/arts_an... http://www.timesonline.co.uk/tol/news/world/europe...